GIỚI THIỆU SÁCH T HÁNG 10/2024
CUỐN SÁCH: ‘‘ Nguyẽn Thị Minh Khai người chiến sĩ cách mạng quả cảm”
Lời Đoàn Thị Tuyết Mai
Tranh: Nguyễn Đông Hải
Kính thưa các thây cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chọ em phụ nữ Việt Nanm đã góp phần xương máu vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Tên tuổi của các nữ anh hùng như Võ Thị Sáu, Mạc Thị Bưởi, Trần Thị Lý, Mẹ Suốt....và còn rất nhiều nữ anh hùng khác là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta. Lịch sử sẽ còn mãi mãi ghi lại những hình ảnh chói ngời của những ‘‘đội quân tóc dài” những nữ chiến sĩ bất khuất trong tù, những mẹ già đào hầm bảo vệ cán bộ, cất giấu thương binh, những đội nữ dân quân bắn rơi máy bay phản lực, bắn cháy tàu chiến của địch, những nữ thanh niên xung phong ‘‘sống bám cầu, bám đường, chết kiên cường, dũng cảm”. Hàng triệu người mẹ, người vợ đã vượt qua mọi hi sinh gian khổ, động viên chồng con đi chiến đấu, đảm đang việc nước, việc nhà, vững vàng gan dạ vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Phụ nữ Việt Nam rất tự hào, xứng đáng với lời khen của Đảng và Nhà nước ‘‘Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, Phụ nữ Việt Nam dũng cảm, đảm đang chống Mỹ cứu nước”. Hướng tới kỷ niệm ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/20/1930-20/10/2024) để ôn lại những trang sử hào hùng và tôn vinh những người phụ nữ Việt Nam, thư viện nhà trường xin giưới thiệu tới các thầy cô giáo cùng các em học sinh cuốn sách: Nguyễn Thị Minh Khai người chiến sĩ cách mạng quả cảm/ tác giả Đoàn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Đông Hải/ NXB giáo dục phát hành năm 2009 với 26 trang khổ 14,5*20,5 cm.
Sách được viết trong cuộc thi biên soạn truyện tranh Lịch sử theo SGK lịch sử. Đến với nội dung cuốn sách bạn đọc phần nào sẽ hiểu hơn về hình ảnh người chiến sĩ cách mạng quả cảm Nguyễn Thị Minh Khai.
Nguyễn Thị Minh Khai tên thật là Nguyễn Thị Vinh sinh năm 1910 tại thành phố Vinh, Nghệ An. Từ nhỏ Nguyễn Thị Minh Khai đã là một cô bé thông minh, chăm học. Hồi còn đi học được thầy Trần Phú dìu dắt và giác ngộ với cách mạng. Lớn lên trong thời kỳ cách mạng Việt Nam có nhiều biến động, Nguyẽn Thị Minh Khai đã hăng hái tham gia các hoạt động của phong trào chống thực dân Pháp. Năm 1927 bà là ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Tân Việt. Năm 1930 được kết nạp vào Đảng cốnganr Đông Dương, được phân công phụ trách huấn luyện Đảng viên ở Trường Thị - Bến Thủy rồi sang Hương Cảng (Trung Quốc) học lý luận chính trị do Nguyễn Ái Quốc huấn luyện. Năm 1931 Nguyễn Thị Minh Khai bị thực dân Pháp bắt ở Hương Cảng. Sau ba năm bị giam cầm đến năm1934 bà được trả tẹ do. Năm 1935 bà được cử là đại biểu chính thúc dự đại hội VII Quốc tế cộng sản. Trong thời gian này Minh Khai đã gặp gỡ và kết duyên cùng đồng chí Lê Hồng Phong. Năm 1936 bà được cử về làm bí thư thành ủy Sài Gòn. Trong điều kiện hoạt động bí mật khó khăn bà vẫn luôn bám sát cơ sở và chỉ đạo phong trào đấu tranh của công nhân và phụ nữ. Sau khởi nghĩa Nam Ký thất bại, Nguyễn Thị Minh Khai bị thực dânPhaps bắt giam rồi kết án tử hình. Người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai đã mãi mãi nằm xuống mảnh đất Phương Nam ở tuổi 31. Sự hi sinh của bà góp phần làm nên chiến thắng mùa thu tháng Tám lịch sử tô thêm truyền thống bất khuất kiên cường của phụ nữ Việt Nam. Tấm gương về người chiến sĩ cộng sản trung kiên Nguyễn Thị Minh Khai vẫn mãi sáng ngời trong lịch sử dân tộc và trong lòng các thế hệ người Việt Nam.
Cuốn sách Nguyễn Thị Minh Khai người chiến sĩ quả cảm: thực sự là cuốn sách hay và ý nghĩa, bởi nó không chỉ cung cấp những kiến thức lịch sử mà còn giúp chúng ta luôn cảm thấy tự hào về người phụ nữ Việt Nam và là động lực thúc đẩy giúp chúng ta phải cố gắng học tập, rèn luyện để xây dựng Đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh hơn.
Hiện cuốn sách đang nằm trong tủ sách đạo đức của thư viện nhà trường. Vì vậy thư viện trân trọng giới thiệu.